Với những người thường xuyên livestream bán hàng ở trên facebook. Chắc hẳn ai cũng sẽ từng trải qua tình trạng livestream bị chặn chia sẻ vào các nhóm. Vậy tại sao bạn lại chặn chia sẻ livestream và cách chia sẻ livestream không bị chặn như thế nào? Hãy cùng phần mềm Ninja tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
I. Vì sao chia sẻ livestream facebook bị chặn?
Chia sẻ livestream trên Facebook có thể bị chặn vì một số lý do. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
– Vi phạm chính sách, quy định của facebook: Facebook có một loạt các chính sách và quy định về nội dung. Nếu nội dung của bạn vi phạm các quy tắc này, Facebook có thể chặn hoặc xóa livestream. Điều này có thể bao gồm nội dung liên quan đến đồi trụy, quấy rối, bạo lực hoặc vi phạm bản quyền.
– Dùng nhạc bản quyền: Sử dụng âm nhạc bản quyền trong livestream mà không có quyền sở hữu có thể dẫn đến việc bị chặn chia sẻ lên tường, group.
– Chia sẻ livestream quá nhiều lần trong thời gian ngắn: Trường hợp bạn chia sẻ livestream quá nhiều, Facebook có thể xem đó là một hình thức spam và áp dụng các biện pháp hạn chế.
>> Xem thêm: Kịch bản livestream mini game hấp dẫn TRIỆU khách hàng
II. Hướng dẫn cách chia sẻ livestream không bị chặn
Để chia sẻ livestream mà không bị chặn trên Facebook, bạn có thể tuân thủ một số hướng dẫn sau:
1. Sử dụng nhiều tài khoản khác nhau
Thay vì share livestream 1 tài khoản, bạn hãy dùng nhiều nick để chia sẻ. Điều này không những giúp tránh hệ thống đánh dấu spam dẫn đến chặn mà còn mở rộng cơ hội livestream tiếp cận nhiều đối tượng hơn. Mỗi tài khoản có lượng bạn bè khác nhau nên livestream phủ sóng tới đa dạng khách hàng.
2. Tránh trùng lặp nội dung
Điều kiện tiên quyết để share livestream không bị chặn là tránh trùng lặp nội dung. Với mỗi lần share, bạn hãy thay đổi nội dung, chú thích cho bài viết. Việc trùng lặp nội dung sẽ khiến cho facebook đánh dấu spam, chặn chia sẻ.
3. Giãn cách thời gian giữa các lần share
Giãn cách thời gian giữa các lần chia sẻ livestream là một chiến lược hợp lý để tránh bị chặn hoặc hạn chế từ phía Facebook. Xác định khoảng thời gian phù hợp giữa các lần chia sẻ, tránh share liên tiếp trong thời gian ngắn. Thời gian giãn cách lý tưởng là từ 10 – 15 phút. Bởi hành động share facebook quá nhanh khiến hệ thống nghi ngờ, cho rằng bạn đang spam, vi phạm chính sách.
4. Share vào các nhóm có cùng chủ đề
Thông thường, các nhóm khi tạo ra đều có rất nhiều quản trị viên kiểm duyệt. Các group đều có những quy tắc, quy định buộc thành viên phải tuân theo. Nếu bạn chia sẻ livestream vào nhóm không cùng chủ đề, quản trị viên có thể không phê duyệt, báo cáo chặn. Đặc biệt, livestream chia sẻ đúng nhóm, khả năng tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu cao hơn, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
5. Ứng dụng phần mềm chia sẻ livestream tự động
Bên cạnh các tuyệt chiêu chia sẻ livestream không bị chặn trên đây, người bán hàng hoàn toàn có thể ứng dụng các phần mềm hỗ trợ tự động. Trong các tool facebook marketing chuyên nghiệp, Ninja System được đánh giá cao. Với tính năng tự động share livestream hàng loạt không bị chặn, chủ shop có thể dễ dàng tiếp cận đông đảo khách hàng.
Cơ chế hoạt động của Ninja System:
– Nuôi nick số lượng lớn lên tới hàng nghìn tài khoản.
– Các nick Trust này sau đó sẽ được dùng để share livestream cho link chỉ định. Vì là nick thật nên quá trình chia sẻ video phát trực tiếp không lo checkpoint, chặn.
Tính năng chia sẻ của phần mềm Ninja System:
– Tự động chia sẻ bài viết lên tường cá nhân hàng loạt, dễ dàng.
– Share bài viết lên các group số lượng lớn mà không cần chờ duyệt.
– Chia sẻ video livestream tự động lên các group đã tham gia,…
>> Xem thêm: Giải Đáp: Có nên buff mắt livestream Facebook không?
Kết luận
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn các nguyên khiến bạn bị chặn chia sẻ livestream và cách chia sẻ livestream không bị chặn cực hiệu quả. Bạn hãy tham khảo và áp dụng ngay vào trong hoạt động kinh doanh bán hàng của mình nhé. Nếu bạn đang cần đến sự trợ giúp của đơn vị cung cấp dịch vụ live stream Facebook thì hãy liên hệ ngay với Ninja Group nhé.